Thị trường hiện tại có thể gọi là đang trong giai đoạn tích lũy, tâm lý nhà đầu tư thì chán nản, market thì lại thiếu thanh khoản, thiếu game. Để mà có được sự chuẩn bị cho một mùa bull run bùng nổ nhất, thứ chúng ta cần hiện tại chính là game để chơi, trend để đầu tư, từ khoản tháng 5/2024 đến nay.
Tap – to – earn (T2E) đã là dấy lên sự fomo của cộng đồng, khiến cho thị trường dần sôi động lại. Vậy liệu trend T2E này có thực sự dễ bền hay chỉ là nhất thời? Yếu tố để một trend dẫn dắt thị trường là gì? Hãy cùng Allinstation tìm hiểu nhé!
Tap to earn (T2E) là gì và nguồn gốc của trend này!
Ban đầu Tap-to-earn thực chất được bắt nguồn là một nhánh của GameFi với sự phát triển của Mini-app trên Telegram. Cùng với sự ra đời đầu tiên của Notcoin, một game Mini-app cho phép user kiếm point thông qua việc Tap màn hình để cày + các hệ thống nhiệm vụ của game.
Notcoin ra đời từ đầu năm 2024 đem lại sự mới mẻ cho cộng đồng khi rất dễ cày cuốc và giết thời gian. Tuy nhiên, mác Tap-to-earn phần lớn chỉ là danh nghĩa vì để có nhiều point hơn, user cần bỏ tiền làm nhiệm vụ hoặc cày Ref (Referral).
Notcoin đã đạt được số lượng user khủng hơn 35 triệu user + $NOT list Binance + airdrop rất phóng khoáng cho user => phong trào Mini-app Tap-to-earn bùng nổ, liên tục các dự án ăn theo trend ra mắt cùng sự hậu thuận từ chính Blockchain Ton và Telegram
Đọc thêm: Notcoin là gì? Tại sao dự án lại được FOMO mạnh đến như vậy?
Điều gì khiến trend Tap-to-earn trở nên fomo?
Sau sự kiện của Notcoin thì Tap-to-earn đã mở rộng ra và biến tấu thêm nhiều trò chơi, nhiều game, mô típ chung không chỉ dừng ở việc Tap, mà nới ra thành trend chơi game trên Mini-app của Telegram + cày cuốc bấm qua bấm lại, không tốn quá nhiều sức.
Lý do chính Tap-to-earn bùng nổ đến từ việc user nhận thấy đây là những dự án cày cuốc dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức, tiền bạc nhưng lại có được hy vọng rằng sẽ nhận airdrop to tiền tươi thóc thật => Ngày càng nhiều người join tham gia vào trend này.
Ngoài ra còn là sự fomo còn đến từ các đội nhóm trại cày airdrop, với hàng trăm hàng nghìn account được chạy tool để tham gia dự án, khiến cho lượng user của các dự án ngày càng nhiều, việc này đều có lợi cho dự án khi có được lượng data khủng từ người dùng, ngược lại user thì có khả năng được airdrop.
Trend T2E chưa có được sự thành công vang dội?
Tuy trend fomo là thế, nhưng nhiệt độ hiện tại đã hạ sau kỳ airdrop của Dogs, một game Tap-to-earn khác lấy cảm hứng từ meme được chính CEO Telegram hậu thuẫn.
Dogs đã tạo nên một làn sóng còn mạnh mẽ hơn Notcoin khi tất cả người dùng Telegram đều được air ít nhiều dựa trên số năm dùng Telegram. Tuy nhiên, sau khi listing Binance thì làn sóng Tap-to-earn gần như là vụt tắt khi các dự án đi theo sau không thể làm nổi trội như đàn anh đi trước. Chỉ mỗi Dogs vừa bắt được trend Tap-to-earn lẫn xây dựng hình ảnh như là một memecoin.
Đội ngũ đứng sau Dogs có lẽ cũng khá lực khi airdrop khá mát tay và công bằng khoảng 30-50 USD/1 account trong khi user chỉ cần bỏ ra một lượng ít fee để làm nhiệm vụ. Cũng như Notcoin thì có lẽ chiến lược của Dogs là kéo được lượng data khủng của user về nền tảng telegram + Blockchain Ton là điều trên hết.
Đọc thêm:
- Tại sao Binance Launchpool lại list DOGS?
- DOGS: Hơn 40 tỷ token đã được airdrop cho hơn 2.5 triệu người trong 48 giờ qua
Mô hình không đổi mới
Các dự án về sau hầu như không thể làm điều tương tự như Dogs và Notcoin, khiến cho narrative này dường như bị chững lại vì user đã khá chán với game, không có những yếu tố gì khác gây thu hút hơn cả về gameplay, cơ chế và đặc biệt là reward. Các dự án Tap-to-earn về sau về cơ bản cũng dựa vào những mô típ như:
- Cày tap tap
- Làm nhiệm vụ điểm danh,..
- Kéo ref
- Tích điểm
Dự án hút được user đến phần lớn là vì hy vọng “được airdrop token” chứ ngoài ra cũng sẽ không có reward nào khác, không có yếu tố nào khác để cho user thêm động lực để cày cuốc.
Nội tại dự án chưa đủ lực
Chính vì mô hình của trend khó có gì đổi mới, nên nhiều dự án chưa đủ tiềm năng hay chịu chi để hút user vào game. Mục đích user join game là vì airdrop => User sẽ phải đánh giá dự án xem tiềm lực sẽ air to như nào, nếu không thì có reward gì khác không? NFT, slot WLs,….
Nhưng các dự án như Blum, Tonmarket, thì ngoài việc user join vào, chơi game tích điểm thì liệu sẽ còn reward gì khác mà user nhận được thì điều này rõ ràng là chưa có. Không chỉ thế mà thông tin gọi vốn, doanh thu cũng như backer của các dự án này cũng chưa được công bố, thì user sẽ dựa vào đâu để làm niềm tin tiếp tục cày?
Thiếu đi yếu tố Ponzinomic
Nhìn lại sự thành công từ trend DeFi, GameFi, tất cả gameplay, mô hình kinh tế đều mang tính Ponziomic rất cao, khi một người mới join vào thì user cũ lại được lãi càng to.
Điển hình như việc mua bán NFT trong game AXS, Raca, càng nhiều người join => nhu cầu mua NFT tham gia game càng tăng => đẩy ngưỡng giá NFT lên cao . Hoặc là mô hình Yield Farming trong Defi khi mô hình này đem lại cho người tham gia lãi suất rất cao khi có gấp thếp lần add liquidity.
Còn đối với Tap-to-earn, thì đây là một trend mang tính cá nhân khá cao, khi mô hình chủ yếu là account ai người nấy cày, không có cơ chế người sau đưa tiền người trước. Cơ chế Ref của Tap-2-earn có thể xem như một phần để có động lực được airdrop nhiều hơn, tuy nhiên chưa được xem là một yếu tố gây ponzi và fomo về lợi nhuận như các trend trước.
Vì để có nhiều ref thì user phải là người có sức ảnh hưởng hoặc dùng Tools, tức là cần sự tác động từ chính user chứ không phải yếu tố ponzi xuất phát từ nội tại mô hình dự án => khiến cho user không ham việc join game vì reward chưa đủ độ fomo hoặc là không có khả năng tiếp cận vì không dùng tool.
Yếu tố giúp cho một trend thành công
Ponzinomic là một yếu tố hàng đầu
Trend T2E chỉ mới kéo được người mới join vào kiếm tiền, ví dụ như non-crypto user mà vẫn dùng Telegram. Tuy nhiên vì reward quá thấp nên user có thể không care luôn, hoặc thậm chí nếu có care thì sẽ chỉ quan tâm đến việc cày air nhưng không bỏ quá nhiều tiền vào.
Mô hình chung của các trend như GameFi trước đây là:
- Reward cao + Ponzinomic => Hút new user => Khiến được người mới bỏ tiền vô thị trường => Reward cao cho cả ngách.
Trong khi đó T2E chỉ làm được hai bước: Có reward => hút người mới dùng game => Reward cao hơn cho riêng lẻ user
Nhìn lại Defi 2018, GameFi 2020-2021, M2E cuối 2021. Đây là các trend đều mang được hai yếu tố:
- Bánh vẽ bằng ứng dụng thực tiễn: DEFI – tài chính, GameFi – game, M2E – thể thao. Những điều này khiến user còn có cái để làm, để chơi và có mục đích hơn là việc chỉ ngồi cày cuốc và bấm bấm ấn ấn, đòi hỏi sự kiên nhẫn.
- Ponzinomic: Defi có Staking, Yield Farming, GameFi có NFT, các mô hình tiền tệ trong game + việc bắt buộc cày cuốc của game, M2E cũng có yếu tố tương tự
Nhìn lại Tap-2-Earn thì ở thời điểm hiện tại chúng ta chưa thấy được yếu tố gameplay nào có thể khiến trend ngày càng bùng nổ lượng user và sự Fomo.
Tương lai nào cho Tap-2-earn?
Chính những yếu tố đã kể trên khiến cho những trend trong quá khứ thu hút được nhiều người dùng tham gia, do nhận thấy được reward cao từ việc cày cuốc, đầu cơ + ra tiền liền, những cơ hội dường như mở ra trước mắt, đội ngũ minh bạch, dòng tiền dự án có, mô hình kinh tế dự án có đầu tư.
Còn nhìn lại T2E thì thực chất chỉ là có mỗi yếu tố là “có tiền free” để kéo user + cũng chỉ cảm nhận được sẽ có tiền dựa trên hy vọng được airdrop. Mà hy vọng cũng không đủ mạnh khi thông tin đội ngũ hay backer, gọi vốn đều không có. Chưa nói đến việc các mức được reward từ trend này hoàn toàn không cao để 1 user không dùng tool tiếp cận.
Tương lai nếu trend Tap-2-earn ra thêm các cơ chế gây đủ sự ponzinomic với reward cao hơn thì khả năng cao đây vẫn có thể là trend có thể gây được một làn sóng fomo cho user và kéo được cả non-crypto user.