Nhật Bản lần đầu sử dụng Monero phá án rửa tiền mã hóa

Nhật Bản bắt giữ 18 nghi phạm lừa đảo, rửa tiền 670.000 USD qua Monero, đánh dấu lần đầu tiên tiền mã hóa này được dùng để truy tìm tội phạm.

Ngày 21/10, cơ quan chức năng Nhật Bản vừa triệt phá thành công đường dây lừa đảo và rửa tiền quy mô lớn, bắt giữ 18 nghi phạm liên quan. Điều đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tiền mã hóa, Nhật Bản sử dụng Monero, loại tiền mã hóa nổi tiếng với tính năng bảo mật và ẩn danh cao, để truy tìm và xác định tội phạm.

Theo thông tin từ báo Nikkei, nhóm tội phạm do Yuta Kobayashi cầm đầu đã thực hiện khoảng 900 giao dịch Monero để rửa tiền, với tổng giá trị lên đến 100 triệu yên (tương đương 670.000 USD). Nhóm này bị cáo buộc các tội danh rửa tiền và gian lận máy tính. Cuộc điều tra được triển khai từ tháng 8/2024, không lâu sau khi Đội Điều tra Đặc biệt về Tội phạm Mạng thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản được thành lập vào tháng 4/2024, nhằm đối phó với tình trạng tội phạm mạng ngày càng gia tăng.

Sự cố bảo mật theo chuỗi trong quý 3/2024. Nguồn: CertiK

Tính năng bảo mật của Monero bị phá vỡ?

Việc Nhật Bản sử dụng Monero để truy vết tội phạm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm liên quan đến tiền mã hóa. Từ trước đến nay, Monero được xem là “thiên đường” cho các hoạt động bất hợp pháp nhờ khả năng che giấu danh tính người dùng và lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, vụ án này cho thấy ngay cả những đồng tiền mã hóa được cho là bảo mật nhất cũng có thể bị các cơ quan chức năng “bẻ khóa”.

Hiện tại, cơ quan chức năng Nhật Bản chưa công bố chi tiết về phương pháp phân tích giao dịch Monero dẫn đến vụ bắt giữ. 

Bên cạnh các cuộc tấn công mạng, tội phạm bạo lực liên quan đến tiền mã hóa cũng đang diễn biến phức tạp. Gần đây, nhiều vụ cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tiền mã hóa đã xảy ra tại Thái Lan, Ukraine và Anh.

Các vụ hack và lừa đảo tiền mã hóa mỗi năm theo USD. Nguồn: Crystal intelligence

Mặc dù thị trường tiền mã hóa đang dần trưởng thành, các vụ lừa đảo và tấn công vẫn là vấn đề nan giải. Theo báo cáo từ Crystal Intelligence, gần 19 tỷ USD tiền mã hóa đã bị đánh cắp trong 13 năm qua, thông qua 785 vụ tấn công và khai thác lỗ hổng. Riêng quý I/2024, số tiền mã hóa bị đánh cắp đã lên tới 542,7 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023.

Khu vực:
Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
Thêm vào Yêu thích
Bình luận