FATF bác bỏ các bình luận cấm tiền mã hóa của Pakistan

Bộ trưởng Tài chính và Thuế Pakistan từng thông báo nước này sẽ cấm tiền mã hoá để đáp ứng các yêu cầu chống rửa tiền từ Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF). Tuy nhiên FATF đã bác bỏ những tuyên bố trên.

Vào ngày 17/5, ông Aisha Ghaus Pasha – Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thuế Pakistan thông báo trong một cuộc họp, rằng nước này sẽ ban hành lệnh cấm các dịch vụ liên quan đến tiền mã hoá nhằm ngăn chặn các hoạt động giao dịch tiền số phi pháp, đồng thời tuyên bố sẽ không bao giờ cấp phép cho tiền mã hoá trước các yêu cầu từ FATF.

Tuy nhiên trong một email gửi đến Coindesk, FATF bác bỏ tuyên bố của Bộ trưởng Pasha rằng họ “không yêu cầu các quốc gia cấm tài sản ảo và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo một cách bừa bãi”. FATF yêu cầu các quốc gia hiểu rõ về rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố mà lĩnh vực tiền mã hoá phải đối mặt, đồng thời cấp giấy phép hoặc đăng ký cho các sàn giao dịch để giám sát lĩnh vực này giống như cách họ giám sát các tổ chức tài chính khác.

FATF cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo thực hiện những biện pháp ngăn chặn tương tự các tổ chức tài chính khác như thẩm định khách hàng, lưu giữ hồ sơ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ, đồng thời tuân thủ quy tắc “travel rule” (yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thu thập và chia sẻ thông tin về các giao dịch vượt quá một ngưỡng nhất định).

FATF đã từ chối trả lời trực tiếp về những tuyên bố của ông Pasha, nhưng lưu ý “các quốc gia được phép, nhưng không bắt buộc cấm tài sản ảo và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo”.

Tuyên bố của ông Pasha được coi là một lệnh cấm mới đối với tiền mã hóa từ chính phủ Pakistan trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia này đang gặp khó khăn, một phần do tình hình chính trị bất ổn.

Tiền mã hoá tại Pakistan

Nền kinh tế Pakistan đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc và nước này đang tham gia vào các cuộc đàm phán căng thẳng về gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo Bloomberg, đồng rupee của Pakistan đã giảm 3,3% xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Trước đó vào tháng 1/2022, Ngân hàng Trung ương Pakistan đã có kế hoạch cấm tiền mã hóa, đây cũng là lập trường rõ ràng đầu tiên của họ về công nghệ tài chính mới này.

Theo CoinTelegraph, vào năm 2021 các công dân Pakistan được cho đang nắm giữ lượng tiền mã hóa trị giá 20 tỉ USD. CEO BlockTech Pakistan và hơn 20 triệu người Pakistan đã mở tài khoản trên các nền tảng tiền mã hóa khác nhau.

PCB Tổng hợp

Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
Thêm vào Yêu thích
Bình luận