So Sánh Arbitrum Và Optimism Từ A Tới Z

Cuộc so sánh Arbitrum và Optimism vẫn mãi là một chủ đề nóng bỏng trong thị trường Crypto khi mà fan trung thành từ hai phía vẫn luôn chỉ ra những mặt tốt của nền tảng của mình. Vậy đâu mới là nền tảng Layer 2 tốt nhất hiện nay thì mọi người hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:

So Sánh Arbitrum Và Optimism

Trong bài so sánh Arbitrum và Optimism toàn diện này chúng ta sẽ cùng nhau đi qua tất cả những yếu tố giúp hình thành và thúc đẩy hệ sinh thái để trở nên thành công trong tương lai như Đội ngũ phát triển, Quỹ đầu tư, Hệ sinh thái & những thành tựu đã đạt được, Lộ trình phát triển, Các xây dựng cộng đồng,... Thông qua việc nghiên cứu đầy đủ các mảnh ghép giúp chúng ta dễ dàng so sánh hai nền tảng hơn.

Lưu ý: Tất cả những đánh giá đều là quan điểm khách quan đến từ Hak Research và nó sẽ phù hợp với giai đoạn từ quá khứ cho tới thời điểm viết bài. Thực tế, trong tương lai các yếu tố sẽ dần có sự thay đổi và bài viết có thể không còn phù hợp 100%.

Đội ngũ phát triển

Theo như mình thấy có một điểm tương đồng giữa đội ngũ phát triển của Optimism và Arbitrum đó là tương đối ít kinh nghiệm học tập, làm việc và phát triển tại những công ty, tập đoàn truyền thống. Hầu hết, đội ngũ phát triển chỉ có khoảng thời gian ngắn làm việc tại các công ty truyền thống sau khi tiếp cận với thị trường Crypto thì họ ngay lập tức nắm được cơ hội và tham gia vào thị trường Crypto.

Đội ngũ Offchain Labs

Tuy nhiên, Arbitrum có một sự khác biệt đến từ Ed Felten đóng vai trò là Co Founder và Giám đốc nghiên cứu của Offchain Labs là:

  • Ed Felten có bằng Tiến sỹ Khoa Học và Kĩ sư máy tính tại trường đại học Washington.
  • Ed Felten có khoảng thời giam làm Kỹ sư trưởng tại Federal Trade Commission (Ủy ban Thương mại Liên bang) thuộc Chính Phủ và sau đó ông làm lãnh đạo cấp cao là Phó Giám Đốc Công Nghệ Hoa Kỳ tại Nhà Trắng Mỹ.
  • Tháng 9/2018, cùng với một số đồng nghiệp Ed Felten đã thành lập Offchain Labs. Song song với đó, Ed Felten cũng đang làm Giáo sư về mảng Khoa Học Máy Tính và các vấn đề Công Cộng tại trường Đại Học Princeton.

Điều mà Ed Felten đóng góp cho Offchain Labs nói riêng và toàn bộ ngành công nghiệp Layer 2 nói chung không chỉ dừng lại ở yếu tố công nghệ mà còn lại mạng lưới mối quan hệ trong truyền thống, kiến thức về pháp lý,... Chính vì vậy, nếu xét về yếu tố đội ngũ phát triển thì rõ ràng Arbitrum có một người truyền thưởng vững vàng hơn so với Optimism

ARBITRUM 1 - 0 OPTIMISM

Investors

Từ năm 2020 đến nay, Optimism đã trải qua 3 lần kêu gọi vốn với tổng số tiền kêu gọi thành công $178.5M từ một vài quỹ đầu tư tập trung như Paradigm, IDEO CoLab Ventures, A16Z và Nascent. Trong vòng Series B mà nền tảng kêu gọi vào tháng 3/2022 thì Optimism đang được định giá ở mức $1.5B. Không những thế, vào tháng 11/2022, Cynegetic Investment Management đã đầu tư vào Optimism với thông tin không được tiết lộ.

Bên cạnh đó, Arbitrum đã trải qua 3 vòng kêu gọi bao gồm Seed, Series A và Series B kêu gọi thành công $123.7M từ nhiều quỹ đầu tư như Pantera, Polychain Capital, Ribbit Capital, Redpoint Ventures , Pantera Capital, Alameda Research, Mark Cuban. Vòng gần đây nhất diễn ra vào cuối tháng 8/2021 thì Arbitrum đang được định giá là $1.1B. 

Cho đến khi Arbitrum kêu gọi vốn cho lần tiếp theo thì khả năng cao về mặt Investor thì Optimism đang trở nên hấp dẫn hơn. Tuy so sánh có hơi khập khiễng bởi vì thời gian Arbitrum định giá $1.1B so với $1.5B của Optimism cách nhau đến gần 6 tháng nhưng

ARBITRUM 1 - 1 OPTIMISM

Về hệ sinh thái & những điều đã làm được

Chúng ta đã nói quá nhiều về hệ sinh thái Arbitrum & Optimism trong thời gian qua nhưng hiện tại chúng ta có một vài điểm mới. Tuy nhiên, điểm cốt lõi ở hai hệ sinh thái này đó chính là cách tiếp cận với các nhà phát triển trên nền tảng của mình. Optimism yêu cầu các nhà phát triển giai đoạn đầu phải KYC với nền tảng, rõ ràng điều này đi ngược lại với tinh thần của Blockchain đó chính là Phi tập trung và ẩn danh.

Ngược lại, Arbitrum có cách tiếp cận là đón nhận toàn bộ các nhà phát triển dù là có ẩn danh hay không chính vì vậy mà toàn bộ lượng nhà phát triển ẩn danh trên Ethereum chủ yếu di chuyển sang Arbitrum.

  • Arbitrum: Chọn Perp DEX là mũi nhọn với GMX hay ở một chỗ GMX là nền tảng cho phép các dự án "build up" trên đó để tạo thành hệ sinh thái GMX và đâu đó là mảng Gaming với dự án Treasure DAO. Hệ sinh thái của Arbitrum có phần gắn kết và có tính Ponzi hơn so với Optimism. Ngày càng có nhiều dự án Native trên Arbitrum như Camelot, Vertex Protocol,...
  • Optimism: Lựa chọn người để đặt niềm tin như Synthetix, Perpetual và AAVE tuy nhiên Perpetual đã thất bại trước GMX, AAVE cũng không để lại quá nhiều ấn tượng và Synthetix không quá thành công nếu không có incentive OP trực tiếp đến từ Optimism Foundation. Hiện tại, lực kéo chủ yếu đến từ Velodrome. Một vài các dự án Native không quá thành công như Pika Protocol.

Rõ ràng, về yếu tố hệ sinh thái của riêng mình thì Arbitrum vượt trội hơn hẳn so với Optimism. Không những thế một số yếu tố về công nghệ mình trình bày dưới đây có thể giúp Arbitrum tiếp tục tạo khoảng cách về hệ sinh thái so với Optimism, điều này vô hình chung làm cho Optimism phải tập trung hơn vào Superchain.

ARBITRUM 2 - 1 OPTIMISM

Về công nghệ cốt lõi

Về công nghệ thì cả Arbitrum & Optimism đều là nền tảng Optimistic Rollup nhưng sẽ có một vài điểm khác biệt như:

  • Giải quyết tranh chấp: Trong khi Optimism giải quyết tranh chấp bằng cách re execute lại transaction đó thì Arbitrum sẽ sử dụng multi-round rollup nghĩa là chia nhỏ tranh chấp đến khi nó trở thành một tranh chấp rất nhỏ và giải quyết on-chain. Có thể thấy rằng Optimism thiên về khả năng mở rộng, còn Arbitrum sẽ tập trung hơn cho bảo mật mạng lưới.
  • Khả năng tương thích EVM của Arbitrum cũng có phần tốt hơn so với Optimism.

Bên cạnh đó, Optimism từ thời điểm ra mắt cho tới nay thì mạng lưới mới chỉ trải qua một lần nâng cấp Bedrock, tuy nhiên bản cập nhật này có vẻ hướng tới Superchain nhiều hơn. Trong cùng giai đoạn đó thì:

  • Arbitrum nâng cấp từ Arbitrum One lên Nitro trước Bedrock khoảng 9 tháng. Đây cũng là bản nâng cấp đầu tiên của mạng lưới Arbitrum.
  • Arbitrum cũng đã ra mắt mạng lưới Arbitrum Nova - mạng lưới phù hợp cho các dự án về Gaming, NFT tuy nhiên không quá thành công.
  • Arbitrum cũng giới thiệu bằng chứng giao dịch mới là BOLD giúp cải thiện mạnh mẽ về khả năng bảo mật cho mạng lưới Arbitrum.
  • Arbitrum ra mắt bản cập nhật Stylus trong bối cảnh Optimism vừa mới nâng cấp Bedrock thành công. Stylus ngoài việc gia tăng khả năng mở rộng mà còn tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình RUST, điều này có thể tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái của Arbitrum.
  • Arbitrum ra mắt Layer 3 là Arbitrum Orbit đồng thời với Superchain của Optimism.

Thông qua những yếu tố phía trên, chúng ta cùng nhìn lại một domino như yếu tổ con người của Arbitrum có phần nổi bật hơn về công nghệ dẫn tới mạng lưới Arbitrum cũng được phát triển nhanh hơn từ đó tạo ra đột phá cho hệ sinh thái.

ARBITRUM 3 - 1 OPTIMISM

Sự quan tâm & FOMO của cộng đồng

Superchain Optimism

Hình dung một cách đơn giản thì hiện tại người dùng quan tâm đến Optimism là câu chuyện của Superchain với Arbitrum thì đó là Layer 3 hay còn gọi là Arbitrum Orbit. Không phải tự nhiên người dùng lại quan tâm đến Layer 3 như vậy, điều đó đến từ việc đồng loạt tất cả ông lớn trong Layer 2 đều công bố:

  • Optimism công bố Superchain hướng tới Layer 2 và Layer 3. Hình dung mô hình Superchain cũng tương tự như mô hình Cosmos hiện nay.
  • Arbitrum công bố Arbitrum Orbit là công nghệ Layer 3 được xây dựng trên chính các nền tảng Layer 2 mà Arbitrum hoàn thiện bấy lâu.
  • ZkSync cũng công bố tầm nhìn Layer 3 với ZK Credo với các thành phần cấu tạo lên nó là ZK Stack, Hyperchains và Hyperbridges. Có thể nói rằng nếu Cosmos là Internet of BLockchain trên Layer 1, thì Superchain là Internet of BLockchain trên Layer 2 và với zkSync là Internet of BLockchain trên Layer 3.
  • Starknet cũng giới thiệu Starknet Stack hiện tại sẽ là Layer 2 nhưng trong tương lai sẽ chuyển lên Layer 3.

Rõ ràng về mức độ quan tâm & FOMO với cộng đồng thì Arbitrum đang làm kém hơn so với Optimism. Không chỉ vậy với việc Base, Binance, Polygon,... đều xây dựng Layer 2 trên OP Stack làm cho cộng đồng lại càng tin tưởng vào Optimism hơn nữa. Bên cạnh đó, cách triển khai DAO của Optimism cũng thú vị và hay ho như:

  • Phát hành Law of Chain cho Superchain trong tương lai, hiện tại đã có Base tham gia với việc đổi doanh thu/lợi nhuận giao thức lấy OP để tham gia vào DAO.
  • Chia DAO cũng mình thành chế độ đa đảng như ở Mỹ làm cho các quyết định trên nên sáng suốt hơn.
ARBITRUM 3 - 2 OPTIMISM

So sánh về Tokenomics

Điểm chung của cả Optimism và Arbitrum đó là lượng token phân bổ cho Core Team, Advisor và Investor sẽ đều bị khóa trong vòng 1 năm và mở dần trong vòng 3 năm tiếp theo. Tuy nhiên có vài điểm khác biệt như:

Airdrop của Optimism chia làm nhiều giai đoạn làm cho người dùng tiếp tục FOMO sau tuy nhiên Quest 2 của Optimism đã gây thất vọng lớn với cộng đồng. Khá nhiều anh em đã đu đỉnh.

Dự án của Optimism phải viết đơn để nhận Incentive, còn Arbitrum thì trao cho các dự án đủ điều kiện. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì Optimism triển khai đang tốt hơn. Arbitrum triển khai đợt đầu không thành công lắm nhưng chúng ta có thể chờ đợi 50M ARB tiếp theo.

Hiện tại với Superchain và Layer 3 thì yếu tố phải sử dụng OP hay ARB làm phí chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nếu Optimism đi theo hướng của Cosmos sẽ khá thiệt cho OP trong bối cảnh Superchain vẫn phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào vốn hóa hiện tại của Optimism và Arbitrum thì Optimism đang có mức đang có mức định giá thấp hơn Arbitrum khá nhiều, lí do có thể chủ yếu đến từ hệ sinh thái. Rõ ràng, về Risk & Reward thì Optimism lại đang có lợi thế hơn.

ARBITRUM 3 - 3 OPTIMISM

Tất nhiên nếu bài so sánh lại đánh hòa thì sẽ khá vô lý bởi vì nếu đặt ra so sánh mà lại hòa thì không ổn. Chính vì vậy, đội ngũ Hak Research sẽ dựa trên một yếu tố là cảm giác cá nhân để đánh giá.

Nhận định cá nhân

Bản thân mình cũng đã theo dõi khá sát cả hai hệ sinh thái Optimism và Arbitrum từ năm 2021 tới nay, qua những biến chuyển của hệ sinh thái thông qua các bài cập nhật hàng tháng thì cá nhân mình có nghiêng về Arbitrum hơn so với Optimism. Tuy nhiên, bản thân trong đội ngũ của Hak Research cũng có một vài thành viên yêu thích Optimism hơn vì thích Superchain hơn là Layer 3.

Tuy nhiên, tại vì sao mình lại không có cảm tình nhiều với Superchain bởi một vài lí do sau đây:

  • Hiện tại, OP chưa nhận được nhiều value đến từ Superchain nếu chưa muốn nói là chưa có. Vết xe đổ của ATOM vẫn còn đó.
  • Superchain với mục tiêu tạo ra nhiều Layer 2 thì mình thấy việc có quá nhiều Layer 2 cũng không giải quyết được nhiều như câu chuyện của Layer 1 chúng ta đã thấy rất rõ Cardano, Monero, NEO,... cũng đã ra đi chỉ có Ethereum vẫn trụ vững sau hàng ngàn lượt tranh đấu. Mình tin câu chuyện của Layer 2 cũng sẽ như vậy.
  • Mình thích tập trung về khả năng mở rộng của Layer 3 hơn. Bởi vì dù có tạo ra hàng trăm Layer 2 thì vấn đề về mở rộng của Optimism cũng sẽ được di truyền qua các Layer 2 khác còn Layer 3 có một câu chuyện về mở rộng tốt hơn.
ARBITRUM 4 - 3 OPTIMISM

Tổng Kết

vậy dựa trên các yếu tố phân tích chủ quan thì tạm thời Arbitrum đang có phần lấn lướt hơn so với Optimism nhờ vào bàn thắng quyết định đến từ tác giả JP aka Quang Trưởng. Mong rằng qua bài viết này mọi người đã có thể có thêm thông tin để so sánh Arbitrum và Optimism.

The post So Sánh Arbitrum Và Optimism Từ A Tới Z appeared first on HakResearch.

Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
Thêm vào Yêu thích
Bình luận