Cần bảo vệ quyền riêng tư và tự do tiền tệ khi phát triển CBDC

Trong hội nghị tại Thụy Sĩ vào ngày 27/9, Tổng giám đốc Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (BIS), ông Agustín Carstens đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy định về bảo vệ quyền riêng tư của người dùng CBDC và duy trì tự do tiền tệ. Theo ông, đó sẽ là chìa khóa thúc đẩy việc áp dụng.

Ông cho rằng luật pháp của các quốc gia có những quy định khác nhau về loại tiền mà ngân hàng trung ương của họ có thể phát hành, thường bao gồm tiền mặt cũng như số dư tín dụng trên tài khoản vãng lai hay tài khoản dự trữ.

Theo một nghiên cứu của BIS, 93% ngân hàng trung ương trên thế giới đang tham gia phát triển CBDC ở các giai đoạn khác nhau. Xem xét rằng hầu hết các tổ chức này đều đang tích cực tìm cách đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với các hình thức tiền tệ kỹ thuật số. Lãnh đạo BIS cho rằng các khung pháp luật lỗi thời hoặc không rõ ràng đang cản trở việc triển khai và điều này là không thể chấp nhận.

Những lời chỉ trích nhằm vào việc lạm dụng tiềm năng CBDC để thực thi điểm tín dụng xã hội cũng đã được giải quyết. Theo ông Carstens, CBDC cần hoạt động với khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ được xác định.

Ông cho biết ba yếu tố cốt lõi bắt buộc, bao gồm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng CBDC và dữ liệu; tính toàn vẹn của hệ thống tài chính và quyền của mọi người trong việc lựa chọn giữa CBDC và các hình thức tiền tệ khác.

Carstens lưu ý, các quốc gia có những xu hướng khác nhau liên quan đến việc sử dụng tiền mặt, áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng như CBDC bán lẻ, do đó các hình thức mới có thể sẽ cùng tồn tại cùng với tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại.

Như báo cáo trước đây, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia đi đầu trong phát triển chương trình CBDC. Bản cập nhật mới nhất cho ứng dụng e-CNY thí điểm hiện cho phép khách du lịch đến Trung Quốc có thể nạp tiền trước vào ví e-CNY của họ bằng cách sử dụng thẻ ghi nợ Visa và Mastercard.

Trong khi đó tại Mỹ, một dự luật về giám sát CBDC nhằm ngăn chặn Cục Dự trữ Liên bang phát hành CBDC đã được thông qua tại Hạ viện vào ngày 21/9. Dự luật sẽ được trình lên Quốc hội vào thời điểm tiếp theo để chống lại “sự kiểm soát của nhà nước đối với tiền tệ”.

Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
Thêm vào Yêu thích
Bình luận