Nguyên gốc

Thị trường chứng khoán VN và vấn đề nâng hạng?

🎈 Đợt này truyền thông ở VN đang rần rần về câu hỏi "khi nào TTCKVN đc nâng hạng?"🎈 Nếu quan tâm đến TTCK Việt Nam bạn nên đọc bài này.

🔹Các thị trường chứng khoán trên thế giới được phân loại thành 3 nhóm chính bao gồm: thị trường cận biên (Frontier), thị trường mới nổi (Emerging), và thị trường đã phát triển. Hiện nay có hai tổ chức xếp hạng thị trường uy tín nhất là FTSE và MSCI. Riêng FTSE còn đánh giá nhóm thị trường mới nổi (EM) thành 2 cấp là hạng hai (Secondary Emerging) và đã phát triển (Developed Emerging).

🔹Việc xếp hạng TTCK rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ETF Fund (quỹ hoán đổi danh mục). Theo thống kê tổng giá trị tài sản mà các quỹ ETFs quản lý lên đến $9600B. Các quỹ đầu tư từ những nước phát triển sẽ bơm mạnh tiền vào các thị trường phát phát triển và thị trường mới nổi, chủ yếu hoán đổi danh mục giữa các thị trường này theo từng chu kì. Như Trung Quốc hiện tại đc FTSE xếp là thị trường mới nổi hạng 2, còn Hàn Quốc và Singapore là thị trường đã phát triển. TTCK từ nhóm cận biên chuyển sang nhóm mới nổi thì tiền đổ vào rất kinh khủng (rất có thể nhiều mã CK sẽ đc định giá lại gấp nhiều lần thị giá này nếu TTCKVN đc nâng hạng).

🔹Việc thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích. Ngoài việc hút đc dòng tiền lớn đổ về thì còn giúp tác động tích cực đến các doanh nghiệp bluechip trong nước. Những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu lớn của cty thì họ tham gia luôn vào việc quản trị doanh nghiệp. Các quỹ, nhà đầu tư các nước phát triển mang các tiêu chuẩn ở thị trường tài chính đã phát triển vào điều hành cty, góp phần gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực trong việc điều hành doanh nghiệp, và các vụ việc in giấy thu tiền, lừa nhà đầu tư như mn hay đc thấy trên tivi sẽ giảm đi nhiều.

🔥 Mục tiêu nâng hạng đã có từ lâu, nhưng liên tục bị dời "thời hạn", lý do thực sự nằm ở đâu?🔹Các nhóm tiêu chí xếp hạng chính (theo tiêu chuẩn của FTSE và MSCI) cơ bản cũng dựa trên GNI bình quân, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, mức độ open đối với nhà đầu tư nước ngoài, mức độ khó dễ trong việc kiểm soát dòng vốn vào/ra, số lượng sản phẩm tài chính trên thị trường, sự ổn định về thể chế, thủ tục thực hiện lưu ký, bù trừ chứng khoán...

🔹Vấn đề thực sự khiến TTCK vẫn chưa đc lên hạng nằm ở giới hạn sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership Limit) và yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (pre-funding). Ở Việt Nam, các giao dịch đang được vận hành theo mô hình "pre-funded market", tức là chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ 100% tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch. Cái này là do quy định về tài khoản vốn 1 chiều (hầu như các nước khác trong ASEAN đều là 2 chiều). Nói dễ hiểu là khi bán ra hàng xong nếu khối ngoại muốn thu tiền về sẽ phải mua ngoại tệ bằng VNĐ rồi mới chuyển lại về nước đc. Đây là mô hình đối tác bù trừ trung tâm của SBV (Central Counterparty Partner - CCP), ngân hàng lưu kí là 1 trong số thành viên bù trừ, và việc điều hành chính sách tỉ giá vẫn bị ảnh hưởng quá lớn bởi tác động của SBV (tuy nhiên nếu không có SBV kéo tỉ giá thì chắc giờ tỉ giá USDVND đâu đó 30-40k cũng ko chừng). Nhìn chung nút thắt lớn nhất vẫn nằm ở SBV mà thôi.

🔥 Liệu mục tiêu nâng hạng TTCK của Việt Nam có hoàn thành trong năm 2024?🔹FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách chờ (Secondary Emerging Watch List) từ tháng 9/2018 nhưng hiện nay vẫn "đang chờ". Theo xếp hạng mới nhất của MSCI vào tháng 6/2023, nhận xét của MSCI vẫn y nguyên, không khác gì cùng thời điểm năm 2022. Những vấn đề vướng mắc cản trở việc nâng hạng vẫn còn nguyên và không hề thay đổi. Và nằm trong danh sách chờ không có nghĩa là chắc chắn sẽ đc lên hạng trong tương lai, danh sách chờ hoàn toàn có thể bị gạch bỏ bỏ để nhường chỗ cho các thị trường khác đáp ứng tốt hơn các yêu cầu.

🔹FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách chờ (Secondary Emerging Watch List) từ tháng 9/2018 nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Nếu không có những nỗ lực mạnh mẽ thì có khả năng Việt Nam bị đưa ra khỏi danh sách này trong các lần đánh giá sắp tới. Nhìn chung với những động thái của SBV và Chính phủ hiện tại thì mục tiêu nâng hạng ko phải là ưu tiên, và có khi nâng hạng bây giờ lại gây hiệu ứng xấu cho nền kinh tế khi mn ai cũng đổ tiền vào đua xanh tím mà ko đổ ra mua bán làm ăn.

🔹Nhưng nhìn vào mặt tích cực thì việc Việt Nam vừa update cấp quan hệ với Mỹ thì việc vận động hành lang với các tổ chức như FTSE và MSCI giúp hành trình nâng hạng có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nền kinh tế hiện tại vẫn chưa quá phụ thuộc vào TTCK, nhưng về lâu về dài chắc chắn là cần, và định giá hiện tại vẫn quá rẻ để hold trong trung hạn. Nếu bạn có số vốn lớn và không đắn đo quá nhiều về chi phí cơ hội thì cứ mua chứng khoán Việt Nam đi, mua ngay bây giờ.

Khu vực:
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
Thêm vào Yêu thích
Bình luận