- Tổng giá trị bị khóa (TVL)
- Doanh thu phí giao dịch
- Địa chỉ ví DeFi
Tài chính phi tập trung (DeFi) là một trong những lĩnh vực thú vị và dễ biến động nhất trong thị trường tiền điện tử ngoài Bitcoin.
Vào năm 2020, lĩnh vực DeFi trải qua một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các giao thức tài chính phi tập trung đạt 100 tỷ USD (tăng từ 1 tỷ USD). Tuy nhiên, niềm vui không giữ được lâu, năm 2021, thị trường DeFi bắt đầu có sự điều chỉnh, TVL giảm từ 100 tỷ USD xuống còn 40 tỷ USD.
Song, bất chấp sự biến động của thị trường DeFi, vẫn có nhiều cách để các nhà giao dịch nắm bắt khi lĩnh vực tiền điện tử bắt đầu phục hồi. Ba trong số các số liệu quan trọng nhất cần xem xét, đó chính là TVL, doanh thu phí của nền tảng và số lượng ví khác 0 đang nắm giữ token.
Hãy cùng VIC tìm hiểu sâu hơn các số liệu này để đánh giá tình trạng của lĩnh vực DeFi nhé!
Tổng giá trị bị khóa (TVL)
TVL là một trong những số liệu được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường tình trạng tổng thể của hệ sinh thái DeFi. TVL đại diện cho tổng số lượng tài sản tiền điện tử bị khóa trong các giao thức DeFi.
Khi TVL tăng, điều đó cho thấy nhu cầu và việc sử dụng các dịch vụ DeFi ngày càng tăng, điều này có thể báo hiệu một thị trường tăng giá.
Mặc dù TVL hiện tại thấp hơn một chút so với mức đỉnh năm 2023 được thiết lập vào ngày 15/04 là 52,9 tỷ USD, nhưng chỉ số này đã tăng liên tục kể từ đầu năm đến nay, tăng thêm 7 tỷ USD, vượt ngưỡng 45 tỷ USD.
TVL của thị trường tiền điện tử. Nguồn: DefiLlama
Doanh thu phí giao dịch
Phí giao thức đo lường số tiền mà các blockchain nhận được khi hoàn thành giao dịch. Blockchain layer1 là một phần quan trọng của hệ sinh thái DeFi, vì chúng cho phép xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps), trong đó người dùng có thể tương tác mà không cần các bên trung gian.
Khi phí layer1 tăng lên, điều đó cho thấy rằng sự quan tâm đến DeFi ngày càng tăng và các nhà giao dịch đang sử dụng DApp để tương tác với các blockchain.
Trong 30 ngày qua, 16 blockchain layer1 hàng đầu tính theo vốn hóa thị trường đều cho thấy mức phí tăng tích cực, với tổng doanh thu lên đến 2,2 tỷ USD.
Phí giao dịch của các layer1. Nguồn: TokenTerminal
Địa chỉ ví DeFi
Số lượng địa chỉ ví DeFi có số dư khác 0 là một chỉ báo quan trọng về số lượng nhà đầu tư đang tích cực tham gia vào tiền điện tử.
Khi số lượng địa chỉ có số dư khác 0 tăng lên, điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng DeFi đang tăng lên. Đây có thể là dấu hiệu của một thị trường tăng giá.
Có thể nói, địa chỉ ví DeFi có số dư khác 0 là một chỉ báo đáng tin cậy về nhu cầu thị trường vì người dùng chỉ có khả năng nắm giữ token tiền điện tử nếu họ tin rằng token đó sẽ tăng giá trị hoặc tích cực sử dụng giao thức.
Tách số liệu thống kê khỏi toàn bộ thị trường tiền điện tử để tập trung vào token DeFi, số lượng địa chỉ khác 0 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 08/11 với 1,1 triệu địa chỉ. Khi xem xét ngày 08/11/2020, chỉ có 267.180 địa chỉ ví có số dư khác 0.
Biến động giá token DeFi Blue-Chip. Nguồn: Glassnode
Tóm lại, thị trường DeFi đã phục hồi và phát triển kể từ “thảm họa” Terra Luna vào tháng 5/2022. Mặc dù vậy, lĩnh vực DeFi hiện tại vẫn chưa thật sự ổn định. Vì vậy, xem xét cẩn thận các số liệu onchain và yếu tố vĩ mô khác là điều cực kỳ quan trọng để có thể xác định thị trường tăng giá.
Ngoài ra, bằng cách theo dõi các số liệu này, nhà giao dịch/ đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình trạng chung của thị trường DeFi và có thể nhận được những tín hiệu sớm về sự xuất hiện của một thị trường bullrun mới.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
DeFi đang lép vế trên đường đua trở thành tương lai của tài chính
Nhà đầu tư DeFi vội vã rời BNB Chain
Nhìn lại 5 lĩnh vực Defi thu hút hàng tỷ USD tài sản tiền điện tử
RWA là gì? Tìm hiểu về các nguồn lợi nhuận mới cho DeFi và các dự án nổi bật