Vertex Protocol là một giao thức DEX được xây dựng trên Layer 2 Arbitrum. Vertex cung cấp các sản phẩm giao dịch spot, cross-margin và giao dịch perpetual, đồng thời tích hợp các pool cho vay để người dùng có vốn nhàn rỗi có thể cấp vốn cho các trader sử dụng sản phẩm cross-margin nói trên.
Vertex sử dụng cả CLOB và AMM để vận hành mô hình của mình (Hybird Orderbook AMM). Bài viết này sẽ giúp các bạn tiếp cận với cơ chế hoạt động của Vertex Protocol. Để có cái nhìn tổng quan hơn về Vertex và perpetual, các bạn có thể tham khảo những nội dung có liên quan sau:
Tổng Quan Về Các Sản Phẩm Vertex Đang Cung Cấp
Như đã đề cập, hiện tại Vertex đang cung cấp 3 sản phẩm chính:
- Spot market: giao dịch giao ngay.
- Perpetual market: giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn.
- Money market: cho vay.
Giao dịch giao ngay tức là giao dịch mua và bán được thực hiện ngay lập tức. Hiện tại đơn vị thanh toán đang được chấp nhận sử dụng trên Vertex là $USDC.e, đây là $USDC được phát hành bởi Circle trên Ethereum và sau đó được Arbitrum Foundation bridge lên Arbitrum One. Mặc dù đây không thực sự là native $USDC của Circle, nhưng bỏ qua các yếu tố kỹ thuật này thì có thể coi đó là $USDC.
Người dùng có thể sử dụng $USDC để giao dịch mua - bán với các tài sản khác nhau và tùy ý lựa chọn đòn bẩy hoặc không. Với chế độ đòn bẩy, người dùng thực chất là vay tiền qua hình thức cross-margin để giao dịch với đòn bẩy tối đa là x, nguồn vốn sẽ đến từ người dùng của "Money Market".
Tài khoản trading trên Vertex mặc định là tài khoản ký quỹ, tức là balance trong tài khoản sẽ auto được sử dụng làm thế chấp cho các giao dịch giao ngay có đòn bẩy.
Giao dịch không đòn bẩy và có đòn bẩy thông qua cross-margin đều được tính là giao dịch giao ngay. Trong khi giao dịch có đòn bẩy thông qua hợp đồng tương lai không kỳ hạn (perptual) thì sẽ được xử lý riêng tại một kênh riêng dành cho các giao dịch phái sinh.
Hybird Orderbook AMM
Mô hình Hybrid Orderbook AMM bao gồm 3 thành phần chính là:
- AMM (onchain)
- Risk engine (onchain)
- Sequencer (off-chain)
Có thể hình dung vị trí 3 thành phần này thông qua sơ đồ cấu trúc của Vertex như hình dưới đây:
Sơ đồ trên có thể được giải thích như sau:
- Khi trader gửi lệnh trên Vertex, các sequencer sẽ phụ trách tiếp nhận các lệnh, khớp các lệnh với nhau và lưu trữ các lệnh chưa được khớp lại tại một bộ nhớ tập trung. Tất cả những việc này được thực hiện off-chain và được thực hiện bởi Vertex Sequencer. Có thể hiểu đơn giản là Vertex sử dụng một orderbook off-chain.
- Sau khi các lệnh được khớp thì quá trình chuyển tiền sẽ diễn ra trên smart contract layer của Vertex (ở trên Arbitrum). Đầu tiên, thông tin được lọc bởi Risk engine - công cụ quản lý rủi ro, có nhiệm vụ xác nhận thông tin giao dịch từ các bên tham gia để đảm bảo tính chính xác và hoàn tất của thông tin (onchain).
- Nếu như Vertex Sequencer không khớp lệnh - hay nói cách khác là các lệnh không được xử lý bởi CLOB thì sẽ được đẩy sang cho AMM. Mô hình này được áp dụng cho cả giao dịch spot và giao dịch perp.
Với các giao dịch spot thì Vertex sử dụng AMM giống với Uniswap V2, sử dụng công thức x*y=k. Với các giao dịch perp thì Vertex sử dụng vAMM để có thể đòn bẩy khối lượng giao dịch.
Tại đây có thể lấy ví dụ như sau để dễ hiểu về cách một giao dịch trên Vertex được thực hiện:
Dữ liệu từ kênh hình có thể được hiểu như sau:
Alice là một trader đang thực hiện giao dịch trên Vertex. Đây là một lệnh buy 75 ETH tại mức giá $1200/ETH, với trượt giá tối đa 1% (trượt giá tối đa là $1210/ETH).
Trong trường hợp tại mức giá $1200, thanh khoản trên orderbook - hay nói cách khác là khối lượng lệnh bán ETH trên orderbook chỉ có 25 ETH, rõ ràng là không đủ để fill được 100% khối lượng lệnh mua của Alice thì lệnh giao dịch của Alice sẽ được Vertex xẻ làm ba phần.
- Phần đầu tiên được khớp với toàn bộ thanh khoản trên CLOB tại mức giá $1200 là 25 ETH.
- Với dữ liệu là "trượt giá tối đa 1%", 50% khối lượng lệnh còn lại (tương ứng với 25 ETH) sẽ được swap thông qua AMM, với thanh khoản trong dải giá từ $1200 đến $1210.
- 25 ETH cuối cùng sẽ được khớp trên CLOB tại mức giá $1210
Đây là một cơ chế khớp lệnh tương đối phức tạp. Có thể các bạn sẽ tự hỏi: "Tại sao không khớp hoàn toàn bằng AMM hay CLOB?"
Câu trả lời bao gồm hai yếu tố:
- Vertex cần một mô hình giao dịch sử dụng được cho cả giao dịch giao ngay và giao dịch perpetual
- AMM hiệu quả hơn đối với giao dịch giao ngay. CLOB hiệu quả hơn đối với giao dịch perpetual.
AMM và CLOB khi được tích hợp theo phương pháp trên sẽ bù trừ khuyết điểm của nhau:
- Tính chất của một Perp DEX CLOB sẽ giúp người dùng có trải nghiệm mượt mà như trading trên CEX, vì orderbook cho phép đặt lệnh limit, UI-UX quen thuộc và độ trễ giao dịch thấp.
- Tính chất của một AMM DEX có thể giải quyết vấn đề về Tokenomics, Money Game vì muốn vận hành AMM phải có LP và những chiến lược về chia sẻ doanh thu, boosting yield, quản trị ..v.v.
Tóm lại, đối với mô hình kết hợp AMM và CLOB này, CLOB sẽ luôn được ưu tiên dùng để khớp lệnh cho người dùng. Trường hợp CLOB bị thiếu thanh khoản hoặc xảy ra các vấn đề về bảo trì, ngưng hoạt động từ phía Sequencer, lệnh sẽ được điều tới AMM để được thanh khoản.
Cơ chế hoạt động của Vertex gắn chặt với mô hình kinh tế của họ. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Vertex (VRTX) Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vertex Protocol để nắm bắt được các yếu tố có liên quan.
vAMM Của Vertex Protocol
Như đã đề cập trên, giao dịch spot của Vertex là sự kết hợp giữa AMM và CLOB, còn giao dịch Perpetual của Vertex là sự kết hợp giữa vAMM và CLOB.
Để cụ thể hóa mô hình của Vertex, bài viết sẽ phân tích chi tiết hơn về vAMM của Vertex do vAMM trên thị trường đã phát triển qua nhiều phiên bản và nhiều biến thể khác nhau.
Hiện tại các Perp DEX hoạt động bằng vAMM đều dựa trên mô hình của Perpetual Protocol V2 với thanh khoản thực, có nghĩa là vẫn cần có LP để hoạt động giống như các AMM của spot DEX. Đây là mô hình khác gần như hoàn toàn với phiên bản vAMM không cần thanh khoản của Perp V1.
Vertex cũng tương tự, cung cấp thanh khoản cho vAMM sẽ là chế độ cung cấp thanh khoản một bên (single-side) với thanh khoản hoàn toàn bằng USDC.
13/ The x*y=k pools architecture of AMMs is adopted for both spot and perp markets. Traders can provide liquidity to different pools:
— Vertex (@vertex_protocol) December 12, 2022
- Perps – single-sided USDC (vAMM).
- Spot – provide both the asset and quote (borrowing enabled) – AMM.
Hiện tại để cung cấp thanh khoản cho vAMM của Vertex thì người dùng sẽ phải add thanh khoản trên một client khác được cung cấp bởi Elixir.
Để hiểu thêm về vAMM thì mọi người có thể tham khảo bài viết vAMM (Virtual AMM) Là Gì? Tổng Quan Về Công Cụ Tạo Lập Thị Trường Tự Động Ảo.
Kết luận
Các dự án Derivatives hiện tại vẫn chưa kết thúc hành trình tìm ra một mô hình hiệu quả nhất cho việc giao dịch phái sinh sao cho đảm bảo được lợi ích giữa cả người dùng và dự án. Một cơ chế hoạt động hiệu quả cũng cần gắn liền với một mô hình hình tokenomic win-win cho các bên tham gia.
Ý tưởng của Vertex Protocol là kết hợp giữa cả CLOB và AMM/vAMM, thể hiện sự rút kinh nghiệm sâu sắc trước những mô hình đi trước.
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, các công cụ giao dịch phái sinh sinh cần được chứng minh tính bền vững thông qua những giai đoạn biến động mạnh nhất, những con thiên nga đen của thị trường.
The post Cơ Chế Hoạt Động Của Vertex Protocol appeared first on HakResearch.