Điểm mặt các player trong thị trường tiền điện tử

avatar
All-in station
3 ngày trước

Hầu hết tất cả chúng ta tham gia vào thị trường này đều với vị thế là solo-player hay còn gọi là nhà đầu tư nhỏ lẻ, tham gia với mục tiêu mong muốn đầu tư sinh lời, tuy nhiên từ thuở xưa ông bà ta có câu, “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Cuộc chơi crypto đến thời điểm hiện tại đã có sự tham gia của rất nhiều bên khác nhau để cùng chia lợi nhuận từ miếng bánh béo bở này.

Cuộc chơi vốn dĩ không công bằng về cả tài sản lẫn vị thế nên việc của retailer chúng ta là hiểu họ là ai, gameplay và vai trò của họ là gì. Đó chính là chìa khóa giúp người chơi có thể đưa ra được những kế hoạch, chiến lược đầu tư cho riêng bản thân. Vậy hãy cùng Allinstation tìm hiểu các player trong thị trường và vai trò của họ nhé!

Tại sao thị trường lại cần có nhiều player khác nhau?

Một thị trường được tạo ra khi có sự góp mặt của cả cung và cầu, có người mua kẻ bán từ đó mới khiến cho một tài sản, đồ vật trở nên có giá trị. Truy vết lại lịch sử của Bitcoin một tý, BTC ra đời vào năm 2008 với mục đích trở thành 1 phương tiện thanh toán không chịu sự chi phối của bất kỳ thực thể nào theo như trong whitepaper của Bitcoin.

Thời gian đầu Bitcoin đã thực hiện đúng mục đích của mình khi trở thành phương tiện thanh toán của những chợ đen, điển hình là Silk Road, một thị trường trực tuyến ngầm được biết đến rộng rãi vào đầu 2010, chủ yếu cho phép người dùng mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp. Được thành lập vào năm 2011 bởi Ross Ulbricht dưới bí danh “Dread Pirate Roberts,” Silk Road đã trở thành biểu tượng của thị trường chợ đen trên Internet.

Ngoài ra còn phải kể đến sự kiện một người đang ông đã sử dụng 10.000 Bitcoin vào thời điểm 2010 để đổi lấy 2 chiếc Pizza, khi mà giờ đây số Bitcoin đó có giá trị khoảng 600 triệu đô. Cũng chính vì sự kiện này mà giờ đây chúng ta có Bitcoin Pizza Day.

Bitcoin Pizza
Bitcoin Pizza

Cũng chính nhờ những bước đầu tiên này mà Bitcoin dần thu hút được nhiều người và nhận ra được tiềm năng của đồng tiền này. Nhiều tổ chức, thực thể lớn đã thâu tóm Bitcoin để chèo lái loại tài sản này trở thành 1 trong những tài sản tăng giá và thu hút nhất lịch sử nhân loại. Việc thu hút nhiều người chơi vào game sẽ khiến cho thị trường ngày càng sôi động và có nhiều thanh khoản, tạo đà cho sự tăng giá của đồng tiền này.

Các Player trong thị trường gồm những ai?

Trong thị trường tiền điện tử, các player vốn dĩ không hề có sự công bằng và được sắp xếp theo tầng như một “chuỗi thức ăn”, khi mà cuộc chơi chủ yếu nằm trong tay các thực thể ở trên

Các tầng player trong crypto
Các tầng lớp người chơi trong Crypto

Tầng thấp nhất có lẽ chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, khi thứ chúng ta có thể làm là đọc hiểu và hấp thụ những gì ở trên đưa xuống, đó là các dự án và sử dụng tiền của chúng ta để mua lại các token của dự án.

Tầng tiếp theo là các cộng đồng/ Kols/ các trang media, đây là những tổ chức từ nhỏ tới vừa là nơi gián tiếp hợp tác với tầng trên là các dự án để truyền tải thông tin tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta

Tầng trên là các dự án crypto người giúp game thêm thú vị khi luôn cho thêm những gia vị là các dự án, là trend trong thị trường

Tầng trên là các VC, người có cả tiền bạc lẫn quan hệ, sự thành công của 1 dự án phụ thuộc khá nhiều vào các Quỹ đầu tư, Ngoài ra còn có các Market Maker (MM) và các sàn giao dịch để lái giá của dự án.

Và tầng trên cùng, người điều khiển và định hướng trò chơi chính là các tổ chức chính phủ, là FED, khi mà mọi quyết định của họ đều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và cả thị trường tiền điện tử nhỏ bé nói riêng.

Vai trò của các Player trong thị trường này là gì?

Chính phủ, FED, các tổ chức tài chính lớn

Những thực thể này là cả một tổ chức hệ thống có quyền lực, có tiền bạc và có khả năng điều khiển cuộc chơi. Sức ảnh hưởng ở đây có lẽ nằm ở mức toàn cầu, toàn bộ nền kinh tế chứ không nói riêng gì thị trường tài chính và Crypto. Mọi quyết định của họ đều có thể ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp. Các tổ chức này sẽ là người đưa ra các quyết định điều hướng thị trường theo ý mà có lợi cho họ một cách khôn khéo nhất.

FED
FED

Đọc thêm:

Các Quỹ đầu tư (Ventures Capital)

Đây là những người “có tiền” trong thị trường này, không những thế còn là mối quan hệ. Danh tiếng + tiền + mối quan hệ của họ là những thứ mà bất kỳ dự án nào cũng cần, tiền để giúp các dự án crypto có thể làm ra những sản phẩm thu hút người dùng, danh tiếng để giúp dự án đánh bóng và uy tín hơn trong mắt user, mối quan hệ là để dự án có thể mở rộng phát triển để lớn mạnh hơn.

Tất nhiên các quỹ đầu tư này cũng tham gia vào kiếm lợi nhuận từ việc buôn bán và làm giá token của chính các dự án họ đầu tư, từ đó thu lợi. Tuy nhiên do những lợi ích có được từ việc giúp đỡ và đầu tư sớm vào dự án nên lợi thế của họ là lớn hơn rất nhiều so với những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác và thông thường tỷ lệ thua lỗ của các quỹ là rất ít vì họ là tập hợp bao gồm những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực đầu tư nên mọi thương vụ của họ đều đã có chiến lược đầu tư, làm giá và exit cụ thể.

Đọc thêm: Series các Quỹ đầu tư hàng đầu thị trường

Crypto VCs
Crypto VCs

Market Maker (MM) và Sàn giao dịch

Market Maker hay còn gọi là nhà tạo lập thanh khoản, nhiệm vụ chính của thực thể này như tên gọi là “tạo thanh khoản” cho đồng token, một đồng token khi được giao dịch mua bán thì sẽ xảy ra chênh lệch giá giữa người bán và người mua, khi người A đặt ở 0.01 và người B đặt bán ở 0.01.01 thì giá sẽ có mức spread (chênh lệch) giá, khi này các Market Maker sẽ làm nhiệm vụ của họ là lấp các khoảng giá như thế, và cũng nhờ việc lấp hàng ngàn khoảng giá trong giai đoạn token được giao dịch thì Market Maker sẽ kiếm lời. Thông thường các Market Maker sẽ là tổ chức riêng lẻ hoặc có thể làm cả quỹ đầu tư vào token, các MM sẽ được các dự án, VCs,…hợp tác cùng để làm giá, tạo thanh khoản cho một đồng token nào đó.

Cách MM kiếm tiền
Cách MM kiếm tiền

Điển hình là Jump Crypto, Wintermute, DWF Labs là những Market Maker khét tiếng trong thị trường, và mỗi MM sẽ có một cách lái giá khác nhau tùy theo chiến lược và khẩu vị đầu tư của họ, bạn có thể xem tấm hình dưới đây như là một ví dụ cách các đồng coin được các MM này lái giá, thời điểm tương lai có thể thay đổi tùy theo chiến lược của MM khi bị quá nhiều Retails bắt bài.

Khẩu vị lái giá của các MM
Khẩu vị lái giá của các MM

Sàn là một thử thể đóng vài trò quan trọng khác trong crypto, khi đây được xem là cái chợ nơi quy tụ hầu như là mọi thành phần của cuộc chơi, nơi mà các đồng token được giao dịch, mỗi sàn cũng sẽ có một chiến lược khác nhau để kéo người dùng nhưng mục đích chính của sàn vẫn là có được lượng user khủng để thu nhiều phí giao dịch cũng như là nguồn thanh khoản dồi dào từ các user của mình, từ đó mới thu hút được các đồng token listing trên sàn.

Bài toán của Sàn giao dịch xem là bài toán con gà – quả trứng khi mà, nhiều user thì mới nhiều thanh khoản và nhiều token xịn listing, ngược lại nhiều token xịn listing thì mới nhiều user join vào. Sàn cũng có thể được xem là một thực thể Market Maker khi họ hoàn toàn có thể điều khiển và thao túng giá giao dịch của một đồng token trên sàn của họ, Thông thường một dự án muốn listing lên sàn sẽ cần phải trả phí, hoặc là dự án đó được sàn hậu thuẫn, hoặc là một dự án quá Hot khiến cho cả sàn cùng muốn listing dự án để kiếm thanh khoản.

Cách sàn giao dịch hoạt động
Cách sàn giao dịch hoạt động

Các dự án tiền điện tử

Mặc dù đây là những nhân tố góp phần cho công cuộc tạo nên cuộc chơi cho thị trường, khiến cho thị trường cuốn hút hơn, thiếu đi họ thì thị trường sẽ vô cùng chán nản. Tuy nhiên xếp họ ở vị trí đứng giữa là bởi vì các dự án không hoàn toàn điều khiển cuộc chơi, và số lượng các dự án crypto thì có hàng nghìn dự án, không có dự án này sẽ có dự án kia, các dự án cũng được xem như là công cụ để các thực thể trên kiếm lợi chứ bản thân 1 dự án không thể nào làm chao đảo hay thay đổi tình hình thị trường.

Số lượng dự án mới
Số lượng dự án mới

Mục tiêu của các dự án trong crypto đó chính là kiếm tiền, và họ sẽ kiếm tiền thông qua việc bán token là phần lớn và một phần là từ doanh thu sản phẩm, việc bán được token thì họ phải tạo ra được sản phẩm tốt, có câu chuyện tốt và ứng dụng đẻ “tạo niềm tin”  cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào token của họ với hy vọng tăng giá, và họ làm điều này thông qua các chiến lược làm sản phẩm và sự trợ giúp của các VCs, sẽ có dự án tốt và xấu, có dự án sẽ giúp giá token tăng cao cho nhà đầu tư nhỏ lẻ cơ hội kiếm lợi nhuận, tuy nhiên cũng không ít dự án ra mắt sản phẩm, bán được token cho nhà đầu tư và từ đó là bỏ xó cả token lẫn dự án sau khi đã tạo được một thứ đem lại niềm tin để nhà đầu tư đưa tiền cho mình.

Các cộng đồng/Kols/Media

Vì một dự án họ sẽ cần người dùng biết tới nhiều hơn, tuy nhiên người dùng thông thường sẽ khó tiếp cận được thông tin nhiều dự án cùng 1 lúc, thế nên sẽ cần có các cộng đồng tổng hợp thông tin các dự án lại để cung cấp đến người dùng đỡ tốn sức cũng như là giúp các dự án tiếp cận user dễ hơn. Một user thì có thể tìm hiểu và follow 2-3 dự án, tuy nhiên một tổ chức, một Kols được các dự án hợp tác thì có thể cung cấp cho một user tìm hiểu và follow 8-10 dự án cùng lúc. Từ đó user vừa được lợi sẽ tìm hiểu được nhiều dự án hơn và ngược lại dự án cũng tiếp cận nhiều user hơn. Như là một đại lý phân phối thông tin đến các retailer vậy.

Tuy nhiên việc các cộng đồng hợp tác với các dự án để cung cấp thông tin đến user thì cũng cần phải có chọn lọc vì đôi khi sẽ có vài cộng đồng có được lợi ích hợp tác với dự án để “úp bô” lên đầu chính user của mình, điển hình là các Kols riêng lẻ sẽ thường gặp vấn đề này.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ

Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường với mục đích để kiếm lợi từ các dự án, tuy nhiên vô tình họ cũng sẽ là thanh khoản cho các dự án để bán token của họ cho, việc tìm hiểu về dự án để mua bán đúng thời điểm để thu lợi và tránh bị xả lên đầu là nhiệm vụ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để bảo toàn tài sản của chính mình. Vốn dĩ cuộc chơi của nhỏ lẻ không công bằng vì ngoài việc đọc hiểu các thông tin “được public” của chính dự án, mà đôi khi chính các thông tin đó còn không đúng sự thật với những gì dự án làm thì nhà đầu tư cần rèn luyện sự nhạy bén của mình để phán đoán được dự án làm gì.

Tổng kết

Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
1
Thêm vào Yêu thích
Bình luận