Bitcoin (BTC) lần lượt chinh phục các mốc 70,000 USD, 80,000 USD, rồi 90,000 USD và được kỳ vọng sẽ sớm vượt 100,000 USD. Tuy nhiên, nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ đang quan sát biến động giá chứ không có động thái đầu tư như những mùa trước.
Vì sao giá Bitcoin (BTC) càng tăng cao, nhà đầu tư nhỏ lẻ càng hời hợt? Ở phương diện tâm lý, điều này có thể được lý giải bằng những lý do khác nhau.
Số lượng địa chỉ ví Bitcoin mới phản ánh sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ
Trước tiên, để nhận định tình hình, thử quan sát song song giá Bitcoin và số lượng địa chỉ Bitcoin mới được tạo. Càng nhiều địa chỉ Bitcoin mới tạo càng cho thấy lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia đầu tư, phản ánh sức hấp dẫn của Bitcoin qua từng giai đoạn. Hai đại lượng này giữ mối tương quan mật thiết trong suốt lịch giá BTC.
Giá Bitcoin và số lượng địa chỉ BTC mới mỗi tuần. Nguồn: glassnode.Tuy nhiên, nếu quan sát giai đoạn Bitcoin vượt 60,000 USD đến gần 100,000 USD, thì số địa chỉ ví mới được tạo mỗi tuần chỉ khoảng 300,000 – 400,000, tức tương đương với giai đoạn giá Bitcoin dưới 1,000 USD vào năm 2016.
Ngoài ra, số lượng địa chỉ ví mới sẽ có khuynh hướng giảm khi giá giảm. Nhưng giai đoạn từ đầu năm 2024 đến nay, giá Bitcoin liên tục tăng nhưng lượng địa chỉ ví mới mỗi tuần lại suy giảm.
Qua đây, có thể nhận định, năm 2024, giá BTC càng tăng nhưng nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn hời hợt.
Xem thêm: Bitcoin đang ứng nghiệm hiệu quả của lý thuyết trò chơi?
Những lý do về tâm lý để lý giải cho sự hời hợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ với Bitcoin
Trên thực tế, không phải là không có lớp nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia thị trường. Nhưng số lượng và sự hào hứng của năm 2024 là kém hơn so với 2018 hay 2021. Một vài lý do như sau:
#1. Khả năng tài chính hạn chế
Tại Việt Nam, Bitcoin đã có giá gần 2.5 tỷ VND. Trong khi, thu nhập bình quân đầu người hằng năm của người dân hai thành phố lớn (Hà Nội và Hồ Chí Minh) là 250,000 triệu VND. Có nghĩa, để có thể mua trọn một 1 BTC, nhà đầu tư nhỏ lẻ phải làm việc 10 năm không kể chi tiêu.
Giá Bitcoin trên sàn Binance P2P. Nguồn: Binance.Dù có thể mua lẻ (satoshi), nhưng tâm lý chung vẫn thích sở hữu “toàn bộ một Bitcoin” hơn là một phần nhỏ. Và nếu chỉ sở hữu một phần nhỏ, nhà đầu tư có cảm giác lợi nhuận không đáng kể. Điều này đã phần nào giảm đi sự hấp dẫn của Bitcoin đối với nhà đầu tư cá nhân, vốn là những người không có nguồn tài chính dồi dào.
#2. Sự gia tăng cạnh tranh từ các tổ chức lớn
Khi giá tăng cao, các tổ chức tài chính lớn, quỹ đầu tư, và những nhà đầu tư có kinh nghiệm thường tham gia mạnh mẽ hơn. Không chỉ các tổ chức tài chính (như VanEck, Blackrock…) mà các quốc gia cũng có động thái chạy đua tích lũy BTC. 93 thực thể lớn đang nắm giữ 13% nguồn cung BTC và tiếp tục gia tăng. Điều này tạo ra cảm giác rằng thị trường không còn là sân chơi cho các cá nhân nhỏ lẻ.
Thống kê các tổ chức, quốc gia nắm giữ BTC. Nguồn: Bitcoin treasuries.Ngoài ra, động thái của các tổ chức thường làm thị trường biến động mạnh, khiến nhà đầu tư nhỏ dễ cảm thấy “bất lực”.
#3. Thiếu niềm tin vào khả năng tăng trưởng tiếp theo
Nếu Bitcoin vượt 90,000 USD, hoặc ngay cả khi Bitcoin tăng đến 200,000 USD đi nữa, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn luôn lo sợ và ám ảnh biên độ sụt giảm trong quá khứ. Khi nhìn đồ thị giá BTC qua từng chu kỳ, biên độ suy giảm thường đến -70% đến -80%. Do đó, bất cứ lúc nào quyết định phân bổ tiền đều dè dừng và e ngại. Tâm lý “chờ giảm giá để mua” thường khiến họ bỏ lỡ cơ hội và trở nên hờ hững hơn.
Chính vì những lý do tâm lý trên, mà Bitcoin càng tăng cao thì nhà đầu tư nhỏ lẻ càng hời hợt. Thay vào đó, họ tìm kiếm những token có giá rẻ hơn, được nhiều người nhắc đến hơn, còn hơn là mua BTC với mức cao như hiện tại.
Xem thêm: Top 10 sàn giao dịch tiền điện tử tốt nhất cho người mới năm 2024
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để cập nhật các bài phân tích, tin tức mới nhất về thị trường tài chính nói chung và tiền tiền đử nói riêng nhé.