Các sự kiện vĩ mô quan trọng tác động đến thị trường Crypto

Thị trường tiền điện tử vốn nổi tiếng với mức độ biến động mạnh, nhưng không phải lúc nào những biến động đó cũng đến từ những thông tin nội tại bên trong thị trường. Trên thực tế, phần lớn các chuyển động giá lớn trong thị trường hiện nay lại bắt nguồn từ những thông tin và các yếu tố vĩ mô.

Vì vậy, việc hiểu rõ các chỉ số kinh tế vĩ mô và sự kiện địa chính trị là điều bắt buộc với bất kỳ nhà đầu tư nghiêm túc nào đang tham gia thị trường. Bài viết này Allinstation sẽ cung cấp một góc nhìn toàn diện về những yếu tố vĩ mô và cách chúng có thể ảnh hưởng đến đường giá.

Tại sao tin tức vĩ mô lại ảnh hưởng đến thế?

Mặc dù crypto được xây dựng với tầm nhìn “phi tập trung”, nhưng trong thực tế, dòng tiền đầu tư vẫn phụ thuộc vào các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương và tình hình kinh tế toàn cầu. Các yếu tố như lãi suất, lạm phát, việc làm và tăng trưởng GDP đều ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị rủi ro và dòng vốn – hai yếu tố then chốt trong thị trường crypto.

Một vài nguyên lý cơ bản giúp lý giải mối liên hệ này:

  • Khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn cao hơn và dòng tiền đổ vào tài sản rủi ro như crypto có xu hướng giảm.
  • Khi lạm phát được kiểm soát, kỳ vọng FED giảm tốc độ tăng lãi suất sẽ giúp các tài sản rủi ro phục hồi.
  • Khi nền kinh tế suy yếu (GDP giảm, việc làm kém), các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm tài sản thay thế hoặc đầu tư mạo hiểm, trong đó có crypto.

Những chỉ số vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến thị trường crypto

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Ảnh hưởng của chỉ số CPI và giá Bitcoin
Ảnh hưởng của chỉ số CPI và giá Bitcoin

Nếu bạn mới bước vào thị trường crypto, có thể từng nghe mọi người nói “Tối nay ra CPI, cẩn thận Bitcoin dump đấy!”, hoặc “CPI thấp, BTC sẽ bay”.

Vậy CPI là gì – CPI (Consumer Price Index)chỉ số giá tiêu dùng, dùng để đo mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ mà người dân Mỹ sử dụng hàng ngày như: thực phẩm, nhà ở, xăng dầu, điện, dịch vụ y tế…

Nói đơn giản, CPI càng cao thì chi phí sống càng đắt đỏ, tức là lạm phát đang tăng lên.

Đây là chỉ số quan trọng nhất để FED (Ngân hàng trung ương Mỹ) dùng để quyết định xem có nên tăng lãi suất hay không.

Đây là mối liên hệ chính:

  • CPI tăng cao hơn dự báo → FED lo sợ lạm phát → tăng hoặc giữ lãi suất cao → tiền trở nên “đắt”, người ta sẽ rút tiền khỏi những tài sản rủi ro như Bitcoin → giá BTC dễ giảm.
  • CPI đúng kỳ vọng hoặc thấp hơn dự báo → FED thấy lạm phát đang giảm → có thể sắp giảm lãi suất → tiền rẻ trở lại → nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường rủi ro → Bitcoin có thể tăng mạnh.
  • CPI > kỳ vọng → Tin xấu → Bitcoin dễ giảm giá
  • CPI = kỳ vọng → Tin tốt → Bitcoin có thể tăng nhẹ
  • CPI < kỳ vọng → Tin rất tốt → Bitcoin dễ bật tăng mạnh

Tháng 11/2023, Mỹ công bố CPI thấp hơn kỳ vọng (chỉ 3.2% thay vì 3.7%). Thị trường ngay lập tức kỳ vọng rằng FED sẽ không còn tăng lãi suất nữa, thậm chí có thể cắt giảm trong thời gian tới.

Chỉ trong 2 tuần sau khi tin ra, Bitcoin tăng từ khoảng 26,000 USD lên hơn 30,000 USD – cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng của chỉ số CPI đến giá BTC là rất lớn.

  • CPI thường được công bố vào nửa đầu mỗi tháng, thường rơi vào thứ Ba hoặc thứ Tư, lúc 19h30 (giờ Việt Nam).
  • Trước giờ công bố, giá BTC có thể đứng yên hoặc biến động mạnh, vì nhà đầu tư đang “đoán” kết quả CPI.
  • CPI không chỉ là một con số về kinh tế, mà nó có thể là tín hiệu báo trước cho xu hướng tăng hoặc giảm giá của Bitcoin trong ngắn hạn.

Thông thường về bản chất lạm phát giảm = tốt cho thị trường crypto. Lạm phát tăng = nên cẩn thận. Tuy nhiên

Lãi suất của FED (FOMC Meeting)

Gía BTC sau các cuộc họp FOMCLãi suất FED, hay cụ thể hơn là lãi suất quỹ liên bang (Federal Funds Rate), là mức lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định sau mỗi cuộc họp của FOMC – Ủy ban Thị trường Mở Liên bang.

Nói đơn giản, đây là mức lãi suất cơ bản cho cả hệ thống tài chính Mỹ – nơi mà mọi ngân hàng, doanh nghiệp, thậm chí là các quốc gia khác đều phải nhìn vào.

  • Khi lãi suất tăng, chi phí vay tiền cao hơn, tiền ngoài thị trường không có khiến đầu tư trở nên đắt đỏ hơn → dòng tiền bị “rút lại”.
  • Khi lãi suất giảm, vay tiền dễ hơn, chi tiêu và đầu tư tăng → dòng tiền được “bơm ra” nhiều hơn.

Vì vậy, chính sách lãi suất của FED là yếu tố cực kỳ quan trọng với thị trường tài chính toàn cầu – bao gồm cả Bitcoin.

Đây là mối liên hệ chính:

  • FED tăng lãi suất → tiền đắt hơn → nhà đầu tư ngại rủi ro → chuyển sang tài sản an toàn như USD, trái phiếu → Bitcoin có thể giảm giá, đứng yên
  • FED giữ nguyên hoặc giảm lãi suất → tiền rẻ → nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn → đổ tiền vào tài sản rủi ro như Bitcoin → Bitcoin có thể tăng mạnh

Đặc biệt, ngay cả khi FED không hành động, nhưng nếu họ phát tín hiệu rằng sắp giảm lãi suất, thị trường cũng sẽ phản ứng tích cực.

  • Tăng lãi suất + phát biểu “diều hâu” → Tin xấu → Bitcoin dễ giảm mạnh
  • Giữ nguyên lãi suất + phát biểu trung lập → Tin trung tính → Bitcoin ít biến động hoặc tăng nhẹ
  • Giảm lãi suất hoặc phát biểu “bồ câu” → Tin tốt → Bitcoin dễ bật tăng mạnh

Ví dụ 

Ảnh hưởng các cuộc họp của FED lên giá BTC
Ảnh hưởng các cuộc họp của FED lên giá BTC

Vào tháng 7/2023, FED quyết định tăng lãi suất thêm 0.25%, nâng mức lãi suất lên 5.25% – cao nhất trong hơn 20 năm. Ngay sau khi tin ra, thị trường phản ứng tiêu cực, sau đó giá Bitcoin rơi mạnh từ 30,000 USD về dưới 29,000 USD sau 1 tháng.

Tuy nhiên, đến tháng 12/2023, khi FED giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu “sẽ không còn tăng nữa”, thị trường crypto ngay lập tức tăng tốc. Bitcoin tăng hơn 10% trong vài ngày sau đó và mở đầu cho đợt tăng giá đầu năm 2024.

  • FOMC thường họp khoảng 8 lần mỗi năm, tức gần như mỗi 1.5 tháng lại có một lần.
  • Thời gian công bố lãi suất: 1:00 sáng (giờ Việt Nam)
  • Họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell: 1:30 sáng (giờ Việt Nam)

Ngay sau thời điểm này, giá Bitcoin có thể biến động cực mạnh – đặc biệt trong 30 phút đầu tiên

Lãi suất FED là một trong những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến giá Bitcoin. Nếu bạn muốn đầu tư crypto một cách bài bản, hãy học cách đọc và theo dõi các cuộc họp FOMC.

Chỉ cần một quyết định giữ hay giảm lãi suất – hoặc một lời phát biểu của Chủ tịch FED – cũng đủ khiến giá BTC biến động vài phần trăm chỉ trong vài phút.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

  • Phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
  • GDP tăng trưởng mạnh → USD tăng → nhà đầu tư ưu tiên tài sản truyền thống → crypto chịu áp lực.
  • GDP yếu hơn kỳ vọng → thị trường kỳ vọng FED sẽ “nới lỏng” → crypto có thể tăng.

Lưu ý: GDP có 3 lần công bố mỗi quý: Advance, Preliminary và Final. Advance là số liệu được thị trường quan tâm nhất.

Non-farm Payrolls (Bảng lương phi nông nghiệp)

  • Thể hiện sức khỏe thị trường lao động Mỹ.
  • Tăng trưởng việc làm vượt kỳ vọng → thị trường kỳ vọng FED sẽ giữ chính sách thắt chặt lâu hơn → không tốt cho crypto.
  • Nếu số việc làm yếu hơn kỳ vọng hoặc tỷ lệ thất nghiệp tăng → FED có thể nới lỏng chính sách → hỗ trợ crypto.

Các sự kiện đặc biệt và ảnh hưởng khó đoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ

Trump vừa phát biểu với Fox News về tầm nhìn của mình với Bitcoin
Trump vừa phát biểu với Fox News về tầm nhìn của mình với Bitcoin
  • Thay đổi về chính quyền có thể kéo theo những định hướng chính sách mới về tiền tệ, thuế và cả quy định pháp lý đối với crypto.

Ví dụ:

Donald Trump đắc cử Tổng thống lần thứ 47 vào tháng 11 với quan điểm ủng hộ tài sản số, kỳ vọng lạc quan đã đẩy crypto tăng mạnh được 1 thời gian cho đến đầu T1/2025

=> Đọc thêm: Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ 

Căng thẳng địa chính trị hoặc khủng hoảng kinh tế

  • Ví dụ như chiến tranh Ukraine và Nga, vỡ nợ chính phủ, khủng hoảng ngân hàng (như SVB) đều khiến dòng tiền tìm đến crypto như một kênh phòng ngừa rủi ro.

=> Đọc thêm: Cuộc chiến ở Ukraine có phải là bài kiểm tra cho Crypto?

Cách theo dõi thông tin vĩ mô nhanh và hiệu quả

Để cập nhật tức thời các chỉ số quan trọng:

  • Tham gia các kênh Telegram như HC Capital Channel – nơi cung cấp phân tích và diễn giải số liệu vĩ mô rõ ràng, dễ hiểu cho cộng đồng.

Kết luận

Các chỉ số vĩ mô như CPI, lãi suất FED, GDP, Non-farm Payrolls… có ảnh hưởng rõ rệt đến dòng tiền và xu hướng của thị trường crypto. Trong môi trường đầu tư ngày càng chuyên nghiệp, nhà đầu tư crypto không thể chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật hay tin đồn mà cần phải trang bị kiến thức và phản xạ nhanh với các tin tức vĩ mô.

Nắm vững những yếu tố vĩ mô không chỉ giúp bạn hiểu thị trường hơn, mà còn giúp bạn đi trước một bước trong việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Khu vực:
Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
3
Thêm vào Yêu thích
5
Bình luận
Followin logo