Coin mới Coin cũ là gì? Ưu nhược điểm của Coin mới & Coin cũ

Thị trường đang trải qua thời điểm tăng trưởng mạnh mẽ trước thời điểm deadline chấp thuận Bitcoin ETF Spot. Nhiều Altcoin nhờ sóng tăng này đã tăng trưởng mạnh mẽ từ vài chục tới vài trăm phần trăm chỉ trong 2 tuần đổ lại.

Không chỉ nhiều dự án mới đón nhận sóng tăng mạnh mà nhiều cái tên cũ tưởng như “lỗi thời” cũng tiếp đà tăng trưởng.

Vậy Coin cũ, Coin mới là gì? Cách nhận biết chúng ra sao? Ưu nhược điểm của những đồng coin này là gì?

Cùng Allinstation tìm hiểu thêm nhé!

Định nghĩa

Coin cũ

Coin cũ là những đồng coin của dự án đã trải qua những chu kỳ “pump & dump” qua những giai đoạn thăng trầm của thị trường. Đây là những nền tảng đã chứng minh được sức mạnh công nghệ và nắm được một lượng người dùng trung thành.

Những đồng tiền này thường đã có cung lưu thông cao do phần lớn đã trải qua giai đoạn mở khóa token cho MM hay nhà đầu tư, ít rủi ro biến động do phần lớn các nhà đầu tư ban đầu có xu hướng chốt lời ở những con sóng tăng trước đó.

Thông thường, các dự án cũ này đều đã được holder nhỏ lẻ xả hết, chỉ còn ít người vẫn còn nắm giữ token nhờ giá trị nội tại. Với định hướng giữ giá hay những dự định trong tương lai, các nền tảng này cũng được phía đối ngũ dự án gom lại token thông qua khoản Marketing, Reserve, DAO,…

Bên cạnh đó, token của phần nhiều những dự án có uy tín cũng đã trải qua quá trình giảm phát.

Một vài token tiêu biểu: $LINK, $SOL, $APT, $LTC, $NEO, $GAS, $TRX,…

coin cu coin moi
Coin Cũ & Coin Mới

Coin mới

Các đồng coin mới là những đồng mới xuất hiện trong thời gian gần đây hoặc mới xuất hiện để tạo sóng đẩy thời gian gần đây.

Đây có thể là những dự án lần đầu list CEX lớn hay lần đầu ra mắt token của nền tảng cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào những token mới ra mắt do sự hấp dẫn về những công nghệ mà dự án đưa ra, cũng như tận dụng làn sóng fomo tăng ban đầu. Thêm vào nữa, với cung lưu hành ban đầu thấp, giá trị của token có thể dễ dàng được đẩy giá hoặc lái theo đường giá bất kỳ mà Market Maker mong muốn.

Một vài token tiêu biểu: $TIA, $ARKM, $MAV, $MEME,…

Phân tích về Ưu & Nhược điểm

Ưu điểm của Coin cũ

  • Dự án đã chứng minh được công nghệ

Nhiều nền tảng blockchain đã trải qua các giai đoạn biến động thị trường nhưng vẫn giữ được sức ảnh hưởng và giá trị công nghệ đóng góp cho hệ sinh thái.

Không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn các doanh nghiệp truyền thống lớn cũng đồng thời ủng hộ những cái tên này.

Ethereum là một trong những blockchain đời đầu, nhưng giá trị mà hệ sinh thái này mang lại đến thời điểm hiện tại là không thể bàn cãi. Cho đến hiện giờ vẫn chưa có những blockchain đủ mạnh để cạnh tranh trực tiếp với Ethereum.

Ngoài ra cũng còn một vài dự án coin cũ tiêu biểu khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về mặt công nghệ: Chainlink ($LINK), Ripple ($XRP),…

  • Áp lực bán thấp

Khi một dự án đã chứng minh được công nghệ cốt lõi, token use case của chúng chắc chắn là điều mà người dùng luôn hướng tới. Thay vì xả hàng chốt lời nhưng các dự án mảng GameFi hay các dự án hệ “Ponzi” ngắn hạn, người dùng có xu hướng nhắm đến việc Staking, Yield Farming hoặc Liquid Staking để gia tăng lợi cũng như được hưởng lợi từ những giá trị tương lai.

  • Ít rủi ro bị sập mạnh do bị xả hàng

Các dự án coin cũ đã có 4-5 năm tuổi đời phần lớn đều đã có cung lưu thông token cao do hầu hết đã mở khóa token. Khi cung lưu thông càng cao, việc xả hàng từ các holder sẽ khó sập mạnh.

Nhờ đó, rủi ro từ việc nắm giữ những đồng coin cũ không quá đáng ngại.

  • Token ít lạm phát

Thông thường, khi mới ra mắt, token của dự án thường trải qua vấn đề lạm phát. Nguyên nhân của việc này nằm ở chính sách của bản thân dự án đó chẳng hạn như chiến lược Marketing thu hút lượng người dùng đổ về giao thức. Những dự án thuộc mảng GameFi là những nền tảng tận dụng yếu tố “ngắn hạn” từ token để thu hút tối đa dòng tiền nhất.

Sau đó, trải qua giai đoạn tiếp cận user, các dự án cần phải đảm bảo được bức tranh kinh tế để sao cho có thể được duy trì lâu dài.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến chính là Ethereum. Blockchain này cũng đã trải qua đợt giảm phát lần đầu tiên từ thời điểm The Merge. Sự thay đổi từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) chuyển sang Proof-of-Stake (PoS) đã tác động tích cực đến giá trị $ETH về lâu dài. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 17,428 $ETH bị đốt để đảm bảo việc lạm phát được kiểm soát.

eth burn rate
Ethereum đang dần kiểm soát được lạm phát – Nguồn: Ultra Sound Money

$XRP cũng có cơ chế giảm phát – token của nền tảng sẽ bị đốt để thanh toán cho các giao dịch. Nhưng vào năm 2017, Ripple, công ty quản lý XRP, đã ký quỹ hàng chục tỷ XRP để ngăn chặn hiện tượng bán phá giá trên thị trường. Nó định kỳ phát hành chúng ra thị trường, do đó làm tăng nguồn cung lưu thông.

Nhược điểm của Coin cũ

  • Khó có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Nếu như việc có nguồn cung lưu thông cao có thể giúp cho những dự án Coin cũ tránh những áp lực xả hàng dẫn đến sập giá, thì việc cung lưu thông lại cũng khiến cho khả năng đẩy giá của dự án trở nên khó khăn hơn với các Market Maker. Nếu việc đẩy giá có thể xảy ra, sẽ cần chi phí rất lớn đối với MM để thực hiện này hoặc trải qua một đợt nâng cấp mạnh mẽ như trường hợp của CCIP từ dự án Chainlink.

link price
$LINK từng tích lũy rất lâu trước khi tăng trưởng mạnh mẽ nhờ CCIP
  • Công nghệ có thể đã quá cũ kỹ

Ví dụ tiêu biểu: Near Protocol, Polkadot.

Near là một nền tảng Layer 1 tương đổi nổi bật trong thời điểm “Uptrend 2021” với TVL đạt đỉnh ở $579M. Tuy nhiên thời điểm hiện tại blockchain này chỉ còn TVL ~ $146M theo DeFiLlama.

Near tvl

Các dự án trong hệ sinh thái của nền tảng cũng không có quá nhiều hoạt động đáng chú ý, cho thấy sự kém hiệu quả từ Layer 1 so với các dự án khác như Sui, Solana hay Polygon.

Ngoài ra còn phải kể đến Polkadot, một dự án từng “gây bão” ở ICO năm 2018 và nổi đình nổi đám trong 2020 – 2021. Với việc hướng đến xây dựng một hệ sinh thái Parachain tạo ra một hệ thống phi tập trung thực sự cho phép người dùng khả năng tương tác trên mạng lưới. Nổi bật nhất trong số đó chính là Moonbeam, gương mặt đại diện cho blockchain thế hệ cũ này.

Tuy nhiên, cùng với sự suy giảm về lượng người dùng cũng như không có update nào quá nổi bật, Polkadot cũng trở nên kém hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.

Đọc thêm: Polkadot là gì?

  • Nhiều token đã trải qua giai đoạn chốt lời

Do ra mắt đã lâu, hầu hết các dự án Coin cũ đã được các Market Maker lái giá và chốt lời hết từ thời điểm sóng tăng 2020 – 2021. Sau thời điểm đó, token của dự án hoặc bước vài giai đoạn sập sâu không thấy đáy hoặc bị bán tháo để tiến vào chu kỳ gom hàng tiếp theo.

Dù vậy, do đã được đội nắm giữ đời đầu chốt lời hết, động lực tăng giá của những token thế hệ cũ không quá cao.

Ưu điểm của Coin mới

  • Cộng đồng FOMO

Khi một token ra mắt, cộng đồng thường có xu hướng FOMO ở thời điểm đầu. Đây là yếu tố rất dễ gặp được ở một dự án khi mà các holder muốn tận dụng làn sóng vào hàng ban đầu để thu lợi nhuận. Cá biệt có nhiều trường hợp khi ra mắt đã không ngừng được đẩy mạnh như tường hợp của $ORDI.

ordi price

  • Nhiều động lực tăng giá

Do còn là một token mới ra mắt, các nhà đầu tư tham gia vào các vòng Private Sales vẫn chưa hài lòng với mức giá listing. Nhờ đó, dự án có thể trông chờ vào những triển vọng tăng trưởng về sau. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở những dự án này chính là các đồng coin mới sẽ trải qua giai đoạn tích lũy ngắn từ 2 tuần đến 2 tháng trước khi tiến tới sóng tăng mạnh.

Ví dụ điển hình chính là những dự án nhà Binance Launchpool và Binance Launchpad như Maverick Protocol ($MAV), CyberConnect ($CYBER) hay SpaceID ($ID).

  • Tránh được những hạn chế của những dự án đi trước

Ở những chu kỳ của thị trường trước, nhiều dự án đã gặp phải những khó khăn hay trở ngại dẫn tới việc đánh mất thị phần vào tay đối thủ có nền tảng công nghệ tốt hơn.

Việc tiên phong trong một mảnh ghép ở thị trường crypto có thể thu hút được lượng người dùng đổ về sử dụng giao thức, tuy nhiên việc này không thể tránh khỏi những sai sót về mặt công nghệ và cách vận hành. Nhiều dự án đi sau cũng tận dụng cơ hội này để nâng cấp chất lượng vận hành và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ “xịn” hơn so với tiền nhiệm, qua đó thu hút sự chú ý từ cộng đồng.

Tiêu biểu có thể nhắc đến trường hợp của Blur.io và Opensea.

Nhược điểm của coin mới

  • Dễ gây tâm lý FOMO

Nếu như là một con hàng dẫn đầu narrative như trường hợp của $BLUR thì chắc hẳn anh em sẽ rõ tác hại của việc fomo những token của những “kẻ đi đầu”.

Blur.io là một dự án thuộc mảng NFT-fi, ban đầu được fomo mạnh mẽ và sớm soán ngôi của Opensea, một NFT Marketplace lớn ở thời điểm đó. Trong khi một vài CEX như Bybit list cặp Spot token này ngay khi ra mắt 14/02/2023, thì với Binance, đồng coin này chỉ được có mặt trên Futures, một công cụ Phái sinh. Đây dường như là một hoạt động dò giá của các nhà đầu tư khi không có một đơn vị nào cùng mảng để so sánh.

Hệ quả là giá $BLUR từ thời điểm list Binance Futures là khoảng $0.7 rớt xuống đáy $0.15 trước khi hồi phục trở lại.

blur price change
FOMO sai thời điểm có thể dẫn tới mất tiền
  • Tình trạng lạm phát

Các dự án thường có kế hoạch mở khóa token theo chu kỳ tuyến tính khoảng từ 5 – 10 năm để đảm bảo duy trì bức tranh kinh tế. Nếu không đảm bảo được nền kinh tế được duy trì ổn định, tình trạng lạm phát có thể xảy ra với giao thức đó.

  • Sụt giảm người dùng thời điểm hậu Airdrop

Nhiều dự án như Arbitrum sau khi tuyên bố sẽ tiến hành Airdrop cho người dùng đã chứng kiến nhiều dòng tiền lớn đổ về hệ sinh thái Layer 2 này. Tuy nhiên, khi trả token, $ARB không chỉ đứng trước áp lực bị xả mạnh bởi những người nhận Airdrop mà chứng kiến những đợt rút khỏi giao thức do đã kết thúc Airdrop.

arb holding over time
Người dùng không còn FOMO mạnh mẽ trên Arbitrum do đã kết thúc nhận Airdrop

Tổng kết

Vừa rồi, Allinstation đã cung cấp đến cho anh em những thông tin về định nghĩa thế nào là Coin mới và Coin cũ cùng với những ưu nhược điểm của chúng.

Nguồn
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung trên chỉ là ý kiến của tác giả, không đại diện cho bất kỳ lập trường nào của Followin, không nhằm mục đích và sẽ không được hiểu hay hiểu là lời khuyên đầu tư từ Followin.
Thích
5
Thêm vào Yêu thích
6
Bình luận
1